Đặt chân tới châu Âu Hasekura Tsunenaga

Tây Ban Nha

Hasekura cầu nguyện sau khi cải đạo tại Madrid năm 1615

Sứ bộ cập bến Sanlucar de Barrameda vào ngày 5 tháng 10 năm 1614.

Cuối cùng đoàn cũng tới cảng Sanlúcar de Barrameda an toàn vào ngày 5 tháng 10 sau nhiều hiểm nguy và sóng gió. Công tước Medina Sidonia được thông báo về sự có mặt của đoàn. Ông cử xe ngựa đến đón vị Sứ thần cùng đoàn tùy tùng.

— Scipione Amati "Lịch sử Vương quốc Voxu".[31]

Sứ thần Nhật Bản Hasekura Rokuemon, do Joate Masamune, Vua xứ Boju, dẫn tới Sevilla ngày Thứ tư, 23 tháng 10 năm 1614. Ông đi cùng 30 người Nhật có đeo gươm, đội trưởng cận vệ, 12 cung thủ và kích thủ cầm gươm giáo lễ nghi. Đội trưởng cận vệ là một người Công giáo tên gọi Don Thomas, con trai của một võ sỹ Nhật Bản.

— Library Capitular Calombina 84-7-19 Memorias..., fol.195[32]
Bức thư lịch sử của sứ thần Nhật Bản đầu tiên tới Tây Ban Nha, lưu giữ tại Tòa thị chính thành phố Sevilla

Sứ thần Nhật Bản tiếp kiến Vua Felipe III tại Madrid vào ngày 30 tháng 1 năm 1615. Hasekura dâng lên nhà vua bức thư của Date Masamune, cũng như đề nghị ký hiệp ước. Nhà vua trả lời rằng ông sẽ làm những gì có thể để xem xét những yêu cầu này.

Hasekura được rửa tội vào ngày 17 tháng 2 bởi giáo sĩ riêng của nhà vua và được đổi tên thành Felipe Francisco Hasekura. Lễ rửa tội đáng lẽ do Tổng Giám mục Toledo tiến hành, mặc dù vậy ông quá ốm không thể thực hiện được. Công tước Lerma – quan đại thần dưới triều vua Felipe III và thực chất là người đứng đầu Tây Ban Nha – là cha đỡ đầu của Hasekura.

Sứ bộ ở lại Tây Ban Nha 8 tháng trước khi lên đường tới Ý.

Pháp

Bức tranh mô tả chuyến thăm vào thế kỷ 17 của Hasekura trong phiên bản tiếng Đức năm 1615 cuốn sách "Lịch sử Vương quốc Voxu" của Scipione Amati. Gia huy của Hasekura ở góc trên bên phải.

Sau khi đi dọc đất nước Tây Ban Nha, sứ bộ đi theo đường biển trên Địa Trung Hải để tới Ý trên ba thuyền chiến nhỏ. Vì thời tiết xấu, họ phải ở lại cảng Saint-Tropez, Vương quốc Pháp trong vài ngày. Ở đây họ được quý tộc địa phương đón tiếp và giành được nhiều sự chú ý của dân trong vùng.

Chuyến thăm của sứ bộ Nhật Bản được ghi lại trong biên niên sử của thành phố: "do Philip Francis Faxicura, Sứ thần của Date Masamunni, Vua của Woxu Nhật Bản".

Nhiều chi tiết về hành trình của họ đã được ghi lại:

  • "Họ không bao giờ đụng ngón tay vào thức ăn mà dùng hai thanh gỗ nhỏ giữ bằng ba ngón tay."
  • "Họ xì mũi vào giấy lụa mềm kích cỡ bằng bàn tay, không bao giờ dùng hai lần, nên họ ném xuống đất sau khi dùng, họ thích thú khi thấy mọi người xung quanh đua nhau nhặt tờ giấy ấy lên."
  • "Kiếm của họ sắc đến nỗi có thể cắt một tờ giấy mềm bằng cách đặt lên lưỡi kiếm hoặc thổi."
("Quan hệ của Mme de St Troppez", tháng 10 năm 1615, Bibliothèque Inguimbertine, Carpentras).[33]

Chuyến thăm của Hasekura Tsunenaga tới Saint-Tropez năm 1615 là sự tiếp xúc đầu tiên được ghi lại giữa hai nước Pháp và Nhật.

Ý

Thư bằng tiếng La Tinh của Date Masamune gửi Giáo hoàng, năm 1613, lưu trữ tại Vatican

Sứ bộ Nhật Bản tới Ý để có thể diện kiến Giáo hoàng Phaolô V tại Rôma vào tháng 11 năm 1615, cùng năm Galileo Galilei lần đầu phải ra trước Tòa án dị giáo vì những phát hiện đi ngược lại thuyết địa tâm. Hasekura trình lên Giáo hoàng hai bức thư mạ vàng, một viết bằng tiếng Nhật, một bằng tiếng La Tinh, trong đó đề nghị một hiệp ước thương mại giữa Nhật Bản và Mexico và gửi thêm các nhà truyền đạo tới Nhật Bản. Những bức thư này vẫn còn được lưu trữ tại Vatican cho đến ngày nay. Sau đây là đoạn trích một phần bức thư bằng tiếng Latin này (có lẽ do Luis Soleto viết cho Date Masamune):

Xin được hôn bàn chân thần thánh của Đấng Chúa tể thần thánh và vĩ đại nhất toàn cầu, Giáo hoàng Phaolo, trong sự phục tùng và tôn kính sâu sắc, con, Idate Masamune, Vua xứ Wôshû trong Đế quốc Nhật Bản, cầu xin người:

Tu sĩ dòng Phanxicô Luis Sotelo đã đến đất nước của con để truyền bá niềm tin Công giáo. Nhân dịp này, con được học lấy đức tin và tha thiết được trở thành một người Công giáo, nhưng con vẫn chưa hoàn thành được tâm nguyện đó vì một số lý do nhỏ. Tuy vậy, để khuyến khích thần dân của mình đi theo Công giáo, con mong người gửi đến các nhà truyền giáo của dòng Phanxicô. Con bảo đảm rằng người sẽ có thể xây nhà thờ và những nhà truyền giáo của người sẽ được bảo vệ. Con cũng mong người sẽ chọn và gửi tới một Giám mục. Vì thế, con đã gửi tới một samurai của mình, Hasekura Rokuemon, làm người đại diện của con để cùng vượt biển tới Rôma cùng Luis Sotelo, để chứng tỏ sự tuân phục và để hôn chân người. Thêm nữa, vì đất nước của con và Tân Tây Ban Nha là hai nước láng giềng, người có thể can thiệp để chúng con đàm phán với Vua Tây Ban Nha để có thể đưa các nhà truyền đạo vượt biển. Dịch từ bức thư bằng tiếng La Tinh của Date Masamune gửi Giáo hoàng.[34]


Giáo hoàng đồng ý gửi các nhà truyền giáo, nhưng nhường quyết định về thương mại cho Vua Tây Ban Nha.

Triều đình Rôma cũng dành cho Hasekura danh hiệu công dân danh dự thành Rôma. Văn bản chứng nhận điều này được ông mang về Nhật Bản và vẫn còn được bảo quản cho đến ngày nay tại Sendai.

Hasekura cải đạo cùng tu sĩ dòng Phanxicô tên Luis Sotelo, xung quanh là các thành viên khác trong sứ bộ, trong một bức bích họa thể hiện "vinh quang của Giáo hoàng Phaolô V". Sala Regia, Cung điện Quirinal, Rôma, 1615.

Sotelo cũng tả lại buổi diện kiến Giáo hoàng trong cuốn sách [De ecclesiae Iaponicae statu relatio] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)(được xuất bản sau khi ông mất năm 1634):

Khi chúng tôi tới được đây nhờ sự trợ giúp của Chúa trời trong năm cứu rỗi 1615, chúng tôi không chỉ nhận được sự đón tiếp ân cần của Giáo hoàng cùng Hồng y Đoàn, các Giám mục, các nhà quý tộc, thậm chí cả niềm hoan hỉ và hạnh phúc của người dân thành Rôma, mà chúng tôi và ba người khác (người theo đạo Công giáo ở Nhật đã đặc biệt lựa chọn những người này để thông báo tình hình đất nước mình) đã được lắng nghe, được nghỉ ngơi, và đúng như chúng tôi hy vọng, được gửi đi nhanh nhất có thể.

— Sotelo, [De ecclesiae Iaponicae statu relatio] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)[35]

Tin đồn về âm mưu chính trị

Bên cạnh những lời miêu tả chính thức về chuyến thăm thành Rôma của Hasekura, một số bức thư đương thời cũng ám chỉ rằng chuyện chính trị cũng được bàn tới, và rằng một liên minh với daimyō Date Masamune được cho là một cách để truyền bá Công giáo tới toàn Nhật Bản:

Viên sứ thần khăng khăng rằng quyền lực và sức mạnh vị chúa tể của mình vượt trội so với nhiều quốc gia châu Âu. (Thư của một người thành Rôma vô danh, ngày 10 tháng 10 năm 1615)


Linh mục dòng Phanxicô người Tây Ban Nha giải thích rằng Nhà vua của viên sứ thần [Hasekura Tsunenaga] sẽ sớm trở thành lãnh tụ tối cao của đất nước mình, và rằng, họ sẽ không chỉ cải sang Công giáo và sẽ làm theo điều Giáo hội Rôma muốn mà còn cải đạo cho toàn bộ dân chúng. Đó là lý do họ đề nghị được gửi một giáo sĩ cao cấp đi cùng đoàn truyền đạo. Vì thế, nhiều người nghi ngờ mục đích thật sự của sứ bộ này, và thắc mắc có phải họ đang tìm kiếm một số lợi ích khác hay không. (Thư của Sứ thần Venezia, ngày 7 tháng 11 năm 1615).


Chuyến thăm thứ hai tới Tây Ban Nha

Bức thư Vua Tây Ban Nha gửi Date Masamune (1616). Bức thư nhờ giúp đỡ Công giáo này khá thân thiện nhưng không đề cập tới thương mại, bất chấp yêu cầu từ chính Date Masamune (bản phác thảo, lưu trữ tại kho lưu trữ thành phố Sevilla, Archivo General de Indias).

Lần thứ hai tới Tây Ban Nha, Hasekura lại được diện kiến nhà vua nhưng ông từ chối ký hiệp ước thương mại với lý do Sứ bộ Nhật Bản không giống như sứ bộ chính thức từ người nắm thực quyền tại Nhật Bản là Shōgun Tokugawa Ieyasu. Shōgun đã ra chiếu chỉ trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ra khỏi Nhật Bản vào tháng 1 năm 1614 và bắt đầu khủng bố Công giáo.

Sứ bộ rời Sevilla về Mexico tháng 6 năm 1617 sau hai năm ở châu Âu, nhưng một số người Nhật vẫn ở lại Tây Ban Nha trong một thị trấn gần Sevilla (Coria del Río). Hậu duệ của họ tới nay vẫn dùng họ Japón.

Các ấn phẩm phương Tây về sứ bộ của Hasekura

Sứ bộ Hasekura Tsunenaga là chủ đề cho rất nhiều ấn phẩm trên khắp châu Âu. Nhà văn Ý Scipione Amati đã đi cùng sứ đoàn trong hai năm 1615 và 1616 xuất bản cuốn "Lịch sử Vương quốc Voxu" tại thành Rôma năm 1615. Cuốn sách này được dịch sang tiếng Đức năm 1617. Năm 1616, chủ báo người Pháp Abraham Savgrain xuất bản một ghi chép về chuyến thăm Rôma của Hasekura: "Récit de l'entrée solemnelle et remarquable faite à Rome, par Dom Philippe Francois Faxicura" ("Ghi chép về chuyến viếng thăm ấn tượng và trang nghiêm tới Rôma của Dom Philippe Francois Faxicura").

  • Cuốn sách "Lịch sử Vương quốc Woxu" xuất bản năm 1615 của Amati.
  • Bản dịch tiếng Đức cuốn sách của Amati.

Trở về Mexico

Trên đường quay về Nhật Bản, Hasekura lưu lại Mexico 5 tháng. Con tàu San Juan Bautista đã đợi ở Acapulco từ năm 1616 sau chuyến đi thứ hai vượt Thái Bình Dương từ Nhật Bản tới Mexico. Con tàu chở nặng hạt tiêu loại tốt và đồ sơn mài từ Kyoto này do thuyền trưởng Yokozawa Shogen chỉ huy. Sau khi Vua Tây Ban Nha yêu cầu, để tránh quá nhiều bạc chảy về nước Nhật, viên Thống đốc yêu cầu tiền thu về phải được dùng để mua hàng hóa Mexico, trừ khoản 12.000 peso và 8.000 peso bạc thì được mang về cùng với Hasekura và Yokozawa.

Philippines

Tháng 4 năm 1618, chiếc San Juan Bautista cập bến Philippines. Con tàu được chính quyền Tây Ban Nha ở đây mua lại với mục đích tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công từ phía Hà Lan và Anh. Giám mục Philippines cùng với người bản địa Philippines và dân tộc Tagalog ở Manila đã tả lại thỏa thuận này trong công văn gửi nhà vua Tây Ban Nha ngày 28 tháng 7 năm 1619:

Thư Hasekura gửi con trai, viết trong những ngày ông ở Philippines, Bảo tàng thành phố Sendai

Thống đốc cực kỳ thân thiện với người Nhật. Ông còn giúp đỡ bảo vệ họ. Vì họ phải mua nhiều thứ đắt tiền nên đã quyết định cho thuê con tàu của mình. Con tàu ngay lập tức được tân trang lại để chuẩn bị chiến đấu. Cuối cùng Thống đốc mua con tàu vì hóa ra nó đã được đóng rất tuyệt vời và chắc chắn cũng như số tàu sẵn có giảm mạnh. Nhờ ơn Thánh thượng, giá cả cũng hợp lý. (Công văn 243)


Trong khi ở tại Philippines cùng dân bản địa và tộc Tagalog, Hasekura đã mua rất nhiều hàng hóa cho Date Masamune và đóng thêm một con thuyền như lời ông viết trong bức thư gửi con trai. Cuối cùng ông trở về Nhật Bản vào tháng 8 năm 1620.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hasekura Tsunenaga http://www.artsales.com/ARTistory/Xavier/Hasekura.... http://concise.britannica.com/ebc/art-17637 http://granmai.cubaweb.com/ingles/abri4/17japone-i... http://movies.filmax.com/gisaku/ http://books.google.com/books?id=0Z26YL407SkC&pg=P... http://www.ayto-coriadelrio.es/hatsekura.htm http://www.ayto-coriadelrio.es/opencms/opencms/cor... http://www.ayto-coriadelrio.es/opencms/opencms/cor... http://www.kufs.ac.jp/toshokan/50/zos.htm http://wwwopac.tulips.tsukuba.ac.jp/cgi-bin/limedi...